Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

GIẬN DỮ NÓI GÌ VỚI TÔI?





 ☀️ GIẬN DỮ NÓI GÌ VỚI TÔI?


Tuần rồi, tôi đã mất nhiều thời gian để viết bản thảo được phân công. Hồi hộp trình Sếp chắc mẩm sẽ được khen đấy vì lần này mình dành khá nhiều tâm huyết và rất chỉn chu. 10 phút sau Sếp gọi giật tôi vào, thẳng thừng: Em viết cái gì vậy? Em có hiểu những gì tôi đã trao đổi không? Đem về viết lại!


Tôi choáng váng, bao công sức của mình, bao cố gắng đã đặt vào đó, Sếp đã không trân trọng thì thôi còn nói như tôi là đứa bị “thiểu năng trí tuệ”, không có năng lực ấy! Tự ái dâng trào, sự bực tức khiến tôi nghẹn họng, cầm lấy bản thảo và đi ra khỏi phòng vội vã!... Cảm xúc dâng trào, tôi vừa bị mắng, vừa thất vọng về bản thân, vừa ức chế chỉ muốn bỏ đi, muốn viết ngay lá đơn xin nghỉ việc cho bõ tức. Sếp vẫn thế, không bao giờ nói lý do hay yêu cầu rõ ràng, người ta viết như thế mà còn nói này nói nọ, không biết thế nào mới hài lòng đây? Thật mệt mỏi!


Biết việc đang gấp, không làm không được nhưng cứ nhìn thấy nó (bản thảo) là uất nghẹn chỉ muốn ném đi, thất vọng, căng thẳng và lo lắng!


Qua vài phút dâng trào, đành lòng phải viết lại thôi cho kịp deadline (hạn phải nộp), mở ngăn kéo bàn lấy thêm tư liệu bất chợt thấy cuốn sổ vẫn hay đi học. “Trí khôn” bỗng trở về, đúng rồi, vừa được học xong… hít thở đã, cô giáo hôm trước vừa dặn, hít thở và tập trung…. Đúng là tôi thấy mình dần trấn tĩnh lại, điềm tĩnh hơn và có thể nhớ lại tình huống bị mắng vừa nãy, đã bớt chút khó chịu…quan sát thấy những suy nghĩ vẫn đang quay cuồng: “Thật bực mình. Anh ấy thật khắt khe, chẳng ra sao cả, không nói rõ yêu cầu gì cả… Oh nhưng mà mình cũng không phải khi chưa hiểu rõ mà vẫn làm việc quan trọng này theo cách hiểu cá nhân”.


“Nhưng Sếp là sếp mà, phán xét hay đổ lỗi, là khi đang hướng sự chú ý vào người khác, điều này làm mình cảm thấy bất an và mất kiểm soát. Mình chỉ có thể thay đổi cách hồi đáp của bản thân thôi”. Buông đi suy nghĩ phải chỉnh lại “con người kia”, tôi hướng sự chú ý đến cảm xúc và nhu cầu của mình lúc này là gì? Và suy nghĩ mới hiện lên: "Mình cần sự rõ ràng về yêu cầu của công việc. Anh ấy muốn mình sửa lại cụ thể như thế nào. Mình lo sợ vì muốn làm hài lòng anh ấy."


Sau khi rõ ràng hơn về cảm xúc và nhu cầu đằng sau cơn giận, tôi đàng hoàng gõ cửa phòng Sếp để hỏi cụ thể về yêu cầu công việc trong trạng thái điềm tĩnh và tôn trọng: “Em muốn biết một số thông tin rõ ràng hơn. Anh có thể nói cho em biết những phần cần chỉnh sửa trong bản thảo được không?” Thật bất ngờ là anh ấy cũng tỏ ra dễ chịu và sẵn lòng hỗ trợ. Và sau đó tôi đã nhận được lời đánh giá rất cao khi hoàn thành công việc.


Tối đó, khi nhìn lại tình huống, tôi cũng thấy mình phục mình ghê! Thầm cảm ơn tình huống vì đó cũng chính là cơ hội để tôi luyện tập khả năng đưa mình trở lại trạng thái ổn định; kết nối với cảm xúc và nhu cầu của bản thân để nhận ra thông điệp của cơn giận trước khi hồi đáp trong cơn bực tức. Tôi đã biết lựa chọn!


Cảm ơn Khóa học, cảm ơn Inner Space rất nhiều!


(Chia sẻ từ một học viên của Inner Space)

------

🎉WORKSHOP TRẢI NGHIỆM 'THẤU HIỂU VÀ QUẢN TRỊ CẢM XÚC' vào sáng thứ Bảy (13.05.2023) chỉ còn lại rất ít những chiếc vé cuối cùng. Nếu bạn đã sẵn sàng cho một trải nghiệm mới để đổi thay, hãy nhanh tay đăng ký nhé!


🌻 Để ĐĂNG KÝ chương trình, bạn vui lòng nhấp vào đường link sau: https://bit.ly/DK052023

⏰ 09:30 - 11:30 | Thứ Bảy | 13.05.2023

🏠 Inner Space Âu Cơ, số 10A ngách 1, ngõ 34 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội

💝 Các chương trình, hoạt động đều không thu phí.


#Nghethuatquanlycamxuc; #Quanlycamxuc; #Lamchucamxuc; #Thauhieucamxuc; #Quantricamxuc; #Lamchucamxuc; #Lambanvoicamxuc; #Thongdiepcuacamxuc; #Managingemotions

0 nhận xét :

Đăng nhận xét