Hội thảo Chuyên đề
Thường xuyên tổ chức các buổi Hội thảo Chuyên đề với các Chuyên gia khách mời
Chuyên mục Những màu sắc Tâm hồn
Sân chơi khám phá giá trị dành cho giới trẻ
Chuyên mục Suy tưởng Mỗi ngày
Chuyên trang Facebook.com/SuyTuongMoiNgay
TRẠM THIỀN TRƯA
30 phút thiền trưa giúp quản lý stress
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ HY VỌNG VÀ KỲ VỌNG
Một ngày Kỳ Vọng đến gặp Hy Vọng để hỏi bí
quyết nào khiến Hy Vọng luôn hạnh phúc trước mọi biến động trong cuộc
sống dù nóng hay lạnh, ngợi ca hay phỉ báng, hạnh phúc và khổ đau. Kỳ
Vọng hỏi:
- Hy Vọng ơi, anh
hãy chỉ cho tôi biết tại sao anh luôn hạnh phúc vậy. Tôi cũng đặt niềm
tin vào sự tốt đẹp của tương lai như anh, nhưng kết quả tôi nhận được
chỉ là sự thất vọng mà thôi.
- Vậy anh đặt niềm tin ở đâu? - Hy Vọng hỏi lại.
- Tôi đặt vào người khác, vào mọi người sẽ thay đổi và tôi chờ đợi. - Kỳ Vọng trả lời.
-
Kỳ Vọng ơi, tôi cũng đặt niềm tin như anh đấy, nhưng tôi đặt niềm
tin đó vào chính tôi. Tôi sẽ thay đổi và tôi biến niềm tin đó vào những
suy nghĩ tốt đẹp, những lời nói tử tế, những việc làm mang tính xây
dựng.
- Ồ hoá ra bí quyết chỉ như vậy sao, vậy thì thay đổi sẽ bắt đầu từ tôi vậy - Kỳ Vọng vui vẻ như hiểu ra một chân lý.
Từ đó,
Kỳ Vọng trở nên giống hệt như Hy Vọng vậy và cuộc sống trở nên tốt đẹp
hơn và rồi trong cuốn từ điển diệu kỳ của cuộc sống người ta chẳng còn
tra những từ như kỳ vọng, thất vọng mà chỉ thấy từ Hy Vọng được sử dụng
nhiều nhất trong ngôn ngữ của con người.
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015
NHỮNG NỤ CƯỜI RẠNG RỠ - HÌNH ẢNH: GALA CÀ PHÊ TRẺ
Gala Cà Phê Trẻ 27/12/2015
Khoảnh khắc từ chương trình Gala Cà Phê Trẻ do bạn Mai Phương ghi lại
Posted by Inner Space HN on Sunday, December 27, 2015
Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015
GALA CAFÉ TRẺ: GẶP NHAU VÀ VUI
Hà Nội đã bước sang những ngày đông rồi. Các bạn có đang tìm cho mình một không gian để nhìn lại bản thân mình, để khám phá xem mình đã nuôi dưỡng tâm hồn như thế nào trong suốt một năm qua? Inner Space chào đón tất cả các bạn đến với chương trình đặc biệt cuối năm: “Gala Café Trẻ”. Trong chương trình, chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức bữa tiệc buffet các món ăn giá trị, cảm nhận giai điệu tinh tế qua sự pha trộn những thức uống không lời, trao và nhận những món quà là nụ cười, cử chỉ ngọt ngào và hàng bao nhiêu trải nghiệm thú vị, hấp dẫn.
Hãy đến “Gala Café Trẻ” tại Inner Space để cùng “Gặp nhau và Vui” nhé!
Đối tượng tham dự: Học viên 18-25 tuổi.
Địa điểm: Chương trình Inner Space, số 18 ngõ 76 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội.
Học phí: Inner Space hoạt động dựa vào sự đóng góp từ các tình nguyện viên, học viên và cộng đồng. Với thiện chí phục vụ cộng đồng, tất cả các hoạt động tại Inner Space đều không tính phí. Học viên có thể tự nguyện bỏ vào HỘP ĐÓNG GÓP tại phòng học. Mọi đóng góp tự nguyện của các học viên đều nhằm mục đích duy trì các hoạt động của Inner Space phục vụ cộng đồng.
Anh/Chị chưa từng đăng ký thông tin cá nhân tại Inner Space, mời Anh/Chị đến đăng kí trực tiếp tại văn phòng Inner Space - Số 18, Ngõ 76, Đường Tô Ngọc Vân, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội [Xem hướng dẫn đường đi]
Học viên đã đăng ký thông tin tại Inner Space đăng kí theo link: http://bit.ly/GalaCafeTre2015
Chương trình Inner Space không nhận đăng ký qua website, google+ hay facebook.
Giờ làm việc: 8h00 -12h00 và 14h00 -18h00 các ngày trong tuần, cả thứ Bảy và Chủ nhật.
HÌNH ẢNH CHUẨN BỊ TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH
🍀 . [workshop] NGHỆ THUẬT QUAN SÁT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - 18:30 - 20:00 NGÀY 17/12/2015. 🏠 ĐỊA ĐIỂM: 75 XÃ ĐÀN (MONSTER LAB)
Đăng kí: bit.ly/NTQS122015
🍀 . [workshop] BÌNH AN GIỮA DÒNG BẬN RỘN - 9:00 - 11:30 NGÀY 19/12/2015.
Đăng kí: http://bit.ly/BAGDBR122015
🍀 . [khai giảng] THIỀN ĐỊNH THIẾT THỰC 9:00 - 11:30 NGÀY 20/12/2015.
Điều kiện đăng kí khóa Thiền định Thiết thực: hoàn thành khóa Nhận thức Bản thân. Đăng kí dành cho những ai nhận được thư mời. |
Tags: SAI LẦM, VỘI VÀNG, PHƯƠNG PHÁP, QUAN SÁT, HỐI TIẾC, SÁNG SUỐT, WORKSHOP
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015
Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015
PHƯƠNG PHÁP SÁNG SUỐT KIỀM CHẾ CẢM XÚC GIẬN DỮ - TỨC GIẬN
Dù được bộc lộ ra dưới hình thức nào thì giận dữ cũng gây tổn hại cho tinh thần bản thân và ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ. Có câu nói rằng "Nén giận thì hại mình, xả giận thì hại người". Vậy có cách nào khác không? Mời các anh chị và các bạn hãy đến với khóa học Chiến thắng Giận dữ để tìm hiểu và trải nghiệm một số phương pháp chuyển hóa cơn tức giận, để có được những mối quan hệ tốt đẹp và cuộc sống bình an, hạnh phúc.
“Tôi nhận ra sự giận dữ xuất phát từ ý nghĩ bên trong của bản thân mình, là do mình tạo ra và mình có quyền kiểm soát, thay đổi và loại bỏ theo lối sống tích cực. Tôi hiểu ra mọi nguyên căn của vấn đề là nằm ở bản thân mình chứ không phải lỗi tại người khác. Chọn cách nghĩ khác đi thì cảm nhận của bạn càng khác đi. Tôi yêu thương và trân trọng chính bản thân mình hơn. Tôi không đồng hoá bản thân mình với những thứ mong đợi bên ngoài.
Tôi nhận ra bình an và hạnh phúc luôn có sẵn trong tôi. Tôi cần tìm về và nhìn sâu vào bản thân để cảm nhận được điều đó. Tôi hạnh phúc ngay tại thời điểm tôi đang viết những dòng này, trong từng nhịp thở, không phải đạt được điều gì thì mình mới hạnh phúc.” – P.H.Trang, Chuyên viên tư vấn tài chính
“Tôi thích nhất là: Cô giáo có kinh nghiệm. Môi trường học tạo cảm giác bình an. Bạn bè trong lớp hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm bản thân.” – N.H.Vân, Chuyên viên
“Tôi đã học được rất nhiều điều hữu ích, biết hoá giải giận dữ, nhìn lại bản thân, thấu hiểu, tha thứ, yêu thương, chia sẻ. Tôi cố gắng hoàn thiện bản thân được tốt đẹp hơn, hoàn thiện tính cách của mình, lan toả tình yêu thương và bình an đến mọi người.” – N.T.Nga, Nội trợ
“Tôi đã cải thiện được cuộc sống gia đình (với chồng con, người trông trẻ), cải thiện được cách quản lí đối với nhân viên công ty (không giận dữ, áp đặt). Tôi thích nhất là chiến thắng được những cơn giận dữ của bản thân, nhận ra rằng mình không kiểm soát được suy nghĩ của người khác. Tôi cam kết sẽ áp dụng những điều sau vào cuộc sống: kiềm chế giận dữ, chuyển hoá yêu thương.” – N.T.T.Hoa, TP Kinh doanh
“Tôi nhìn mọi người với ánh mắt vui vẻ hơn khi mình trao đi yêu thương. Tôi nhận ra rằng người khác sẽ không thể hiểu được mình nếu mình không khéo léo chia sẻ. Tôi thích được nghe cô giáo, học viên khác chia sẻ trải nghiệm của chính họ.” – N.B.Ngân, Sinh viên
“Đến với khoá học, em đã học được rất nhiều điều, biết thay đổi suy nghĩ của mình, biết cách chiến thắng giận dữ, tự tạo cho mình một cuộc sống tự do, yêu thương hơn. Em đã ít cáu giận hơn, các mối quan hệ cũng trở nên nhẹ nhàng, gắn kết và yêu thương hơn. Em thích nhất khi được nghe chia sẻ của mọi người về sự thay đổi của họ, từ đó em rút ra được những bài học, cách cư xử cho bản thân. Em cam kết sẽ chuyển hoá những cảm xúc của mình trở nên tích cực, vui vẻ và hạnh phúc hơn.” – N.T.H.Ngọc, Sinh viên
“Giận dữ thật nguy hiểm, mình tạo ra và mình có thể kiểm soát được, tất cả những gì mình trao đi đều quay trở lại. Trong mối quan hệ với gia đình, em thay đổi thái độ và suy nghĩ tích cực hơn, dẫn đến bầu không khí trong gia đình vui vẻ hơn rất nhiều. Em kiểm soát được nhiều lần định tức giận, khi đó em tự nghĩ mình không kiểm soát được họ và họ không có quyền làm mình tức giận.” – T.T.L.Anh, Giáo viên
“Khi cảm thấy khó chịu trước ai đó, luôn bình tĩnh lại, hít thở sâu, suy nghĩ những lời sẽ nói ra, tránh làm tổn thương người khác. Em thích nhất những chia sẻ của học viên, năng lượng từ cô giáo (luôn tươi vui, từ tốn, nhẹ nhàng). – N.T.B.Diệp, Nhân viên
“Khoá học đã giúp tôi có khả năng quan sát sự việc theo hướng tích cực hơn, biết cách yêu thương gia đình và mọi người xung quanh, biết tha thứ. Tôi không nóng giận với con khi con chưa hoàn thành bài ở trường hoặc chơi xong không cất đồ chơi.” – Đ.T.D.Thu, Nhân viên
Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015
SỐNG TÍCH CỰC BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP
Inner Space gửi đến bạn một số Cảm nhận/ Trải nghiệm/ Phản hồi từ học viên Khóa học SỐNG TÍCH CỰC - Kết thúc ngày 19.10.2015
“Em đã biết yêu thương mọi người, kể cả những người không quen và người không thích. Em đã không cãi cọ ai trong hai tuần. Em đã bình tĩnh, biết vui vẻ và chấp nhận khi thử thách đến. Em sẽ sống hạnh phúc.” – N.T.Linh, Chuyên viên trưng bày sản phẩm
“Hãy từ từ giải mã những tình huống, nhìn nhận nó một cách khách quan và nhìn nhận điểm tốt của họ rồi hãy đánh giá.” – N.T.Hương, Sinh viên
“Tôi nhận ra giá trị của bản thân: Hạnh phúc – Bình an – Trí tuệ - Yêu thương – Sức khoẻ. Tôi khẳng định năm giá trị của bản thân mình và áp dụng năm giá trị đó vào mọi việc.” – N.T.Dự, Nhân viên công nghệ thông tin
“Tôi đã tìm ra những giá trị thực sự bên trong mình. Tôi đã biết cách để giúp mối quan hệ của tôi với những người xung quanh tốt hơn.Tôi đã biết cách suy nghĩ tích cực hơn, áp dụng nó tôi cảm thấy cuộc sống mình vui vẻ hơn, yêu đời hơn và được yêu mến hơn.” – K.V.Đại, Tiếp thị InternetXem lịch khai giảng Khóa Học SỐNG TÍCH CỰC
“Tôi cảm thấy tự tin vào những điều tốt đẹp, vào cuộc sống nhiều hơn. Tôi có những mong muốn tích cực cho bản thân và cho mọi người.” – N.T.Dương, Giáo viên
“Mình đã học được nhiều cách để giúp cuộc sống của mình và mọi người xung quanh trở nên tốt đẹp hơn. Mình đã học được cách phân biệt rõ ràng kì vọng và mong ước tốt đẹp, biết cách yêu thương và trao yêu thương nhiều hơn và đúng cách. Mình thích nhất trải nghiệm được chia sẻ và được nghe chia sẻ trong tâm thế thoải mái, an nhiên và tích cực.” – N.T.Trang, Kỹ sư
“Tôi hiểu được khởi nguồn của sống tích cực, biết cách sử dụng suy nghĩ để tạo nên những suy nghĩ tích cực, những thay đổi trong cuộc sống. Tôi hiểu và biết cách vận dụng các phương pháp nhìn nhận, quan sát và giải mã, tách biệt mình và các vấn đề.
Mỗi sáng thức dậy, tôi luôn nghĩ về những niềm vui mình sẽ có trong ngày. Tôi trở nên thân thiện dễ gần hơn, tôi có thể trao đi những mong ước tốt đẹp, nụ cười cho bất kỳ ai tôi gặp. Tôi trân trọng vẻ đẹp của tất cả mọi người, giúp đỡ họ bằng tiềm lực của mình.” – T.V.Huy, Sinh viên
“Em biết cách sống tích cực, hài hoà hơn, yêu quí bản thân hơn, em đã học được cách cho đi nhiều hơn. Em thấy thanh thản hơn rất nhiều :)). Em cười nhiều hơn, giúp đỡ mọi người nhiều hơn :))” – N.T.Phúc, Sinh viên
“Em đã thay đổi suy nghĩ, đã nhìn lại bản thân mình, trong cuộc sống có quá nhiều chuyện xảy ra khiến em bế tắc, những tâm sự, chia sẻ, lắng nghe của cô và các bạn đã giúp em biết mình nên làm gì và làm như thế nào để không phải hối hận trong cuộc sống. Em đã suy nghĩ tích cực, luôn sống vui vẻ, lạc quan, luôn yêu thương và quan tâm mọi người.” – M.T.Huyên, Sinh viên
“Tôi đã hay cười, bớt giận dữ, yêu cuộc sống, yêu đời.
Tôi thích hiểu về suy nghĩ của mình hơn, yêu gia đình và người thân.
Tôi cam kết truyền cảm hứng cho người khác, yêu thương và thể hiện tình yêu với mọi người.” – Đ.T.Hường, NVVP
“Tôi đối diện với các khó khăn một cách bình an, bình thản; luôn xử lí mọi điều đến với mình một cách tích cực nhất.” – L.T.Hưng, Sinh viên
“Tôi đã nhận được rất nhiều điều bổ ích từ khoá học, từ việc biết trân trọng và yêu thương bản thân mình để phát huy được những giá trị tốt đẹp của bản thân mình và từ đó trao đi yêu thương cho mọi người, giúp mọi người sống vui vẻ, bình an và hạnh phúc.Khi tôi CÓ NIỀM TIN VÀO NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP
Tôi đã không còn dễ cáu giận mỗi khi có những việc xảy ra không như mình mong muốn. Với chồng, tôi nhẹ nhàng và quan tâm hơn; với con cái, tôi luôn động viên, khích lệ và chơi vui vẻ cùng con; với đồng nghiệp, tôi chia sẻ chân thành. Mọi điều xung quanh tôi trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Tôi thích giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng, những câu chuyện thực tế với bài giảng của cô giáo đã giúp tôi có những trải nghiệm tích cực và thêm tự tin để thực hiện những điều mà tôi đang ấp ủ cũng như giúp tôi làm tốt hơn những điều tôi muốn làm và đang làm.
Tôi cam kết sẽ áp dụng tối đa những điều bổ ích tôi đã được học cho mọi người tôi gặp, cho bạn bè và người thân: nêu cao những giá trị của sự Bình an – Yêu thương – Sức mạnh – Trí tuệ - Hạnh phúc” – N.D.Linh, TP.Quản lí đơn hàng
Hình ảnh khóa học Sống Tích Cực tháng 12/2016 |
Đây là một dự án không vì lợi nhuận, hoàn toàn nhằm mục đích phục vụ cộng đồng. Dự án tập trung vào sự thay đổi nhận thức và chuyển hóa theo hướng tích cực hơn ở bên trong mỗi người. Khuyến khích mọi người làm những việc tốt dù lớn hay nhỏ, nhưng thường xuyên thông qua các giác quan, với mục tiêu biến hành động và tư duy làm việc tốt trở thành bản tính và thói quen tự nhiên của mỗi người.Dự án đặt mục tiêu truyền cảm hứng để mỗi người tham gia làm ít nhất 3 việc tốt 1 ngày trong vòng 1 năm. Dự án hướng đến đối tượng là tất cả mọi người.
Tags: HỌC TỪ CUỘC SỐNG, CUỘC SỐNG, CHÂM NGÔN CUỘC SỐNG, Ý NGHĨA CUỘC SỐNG, DANH NGÔN CUỘC SỐNG, BÀI HỌC CUỘC SỐNG, BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG, NHỮNG BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG, CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG, CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG, CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP, CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY, NHỮNG BÀI HỌC CUỘC SỐNG, CÁCH SUY NGHĨ TÍCH CỰC,
Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015
INNER SPACE CAFE - KHOAN DUNG [13.12.2015]
Phiêu lưu cùng trò chơi Khoan dung
Có đôi khi, tôi bị ném đá (chỉ trích, xúc phạm).
Có đôi khi, tôi đụng phải người trái tính trái nết (cuộc đụng độ của 2 “cái tôi”).
Có đôi khi, cây muốn lặng mà gió chẳng đừng (Tôi đã nhường nhịn 10 lần và sắp hết chịu nổi).
Vậy làm thế nào để tôi không bị tổn thương và cũng không làm tổn thương người khác? Hãy phiêu lưu một chuyến với chương trình Café Khoan dung để cùng nhau:
- Gọt vỏ táo (xóa bỏ những cách nhìn không đúng về khoan dung)
- Ăn táo (khám phá và trải nghiệm khoan dung)
- Trồng cây táo (tìm ra công cụ và sức mạnh để khoan dung)
Đối tượng tham dự: Học viên 18-25 tuổi.
Địa điểm: Sảnh tầng 1, Chương trình Inner Space, số 18 ngõ 76 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội.
Học phí: Inner Space hoạt động dựa vào sự đóng góp từ các tình nguyện viên, học viên và cộng đồng. Với thiện chí phục vụ cộng đồng, tất cả các hoạt động tại Inner Space đều không tính phí. Học viên có thể tự nguyện bỏ vào HỘP ĐÓNG GÓP tại phòng học. Mọi đóng góp tự nguyện của các học viên đều nhằm mục đích duy trì các hoạt động của Inner Space phục vụ cộng đồng.
Anh/Chị chưa từng đăng ký thông tin cá nhân tại Inner Space, mời Anh/Chị đến đăng kí trực tiếp tại văn phòng Inner Space - Số 18, Ngõ 76, Đường Tô Ngọc Vân, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội [Xem hướng dẫn đường đi]
Chương trình Inner Space không nhận đăng ký qua website, google+ hay facebook.
Giờ làm việc: 8h00 -12h00 và 14h00 -18h00 các ngày trong tuần, cả thứ Bảy và Chủ nhật.
🍀 . [workshop] NGHỆ THUẬT QUAN SÁT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - 18:30 - 20:00 NGÀY 17/12/2015. 🏠 ĐỊA ĐIỂM: 75 XÃ ĐÀN (MONSTER LAB)
Đăng kí: bit.ly/NTQS122015
🍀 . [workshop] BÌNH AN GIỮA DÒNG BẬN RỘN - 9:00 - 11:30 NGÀY 19/12/2015.
Đăng kí: http://bit.ly/BAGDBR122015
🍀 . [khai giảng] THIỀN ĐỊNH THIẾT THỰC 9:00 - 11:30 NGÀY 20/12/2015.
Điều kiện đăng kí khóa Thiền định Thiết thực: hoàn thành khóa Nhận thức Bản thân. Đăng kí dành cho những ai nhận được thư mời. |
Tags: SAI LẦM, VỘI VÀNG, PHƯƠNG PHÁP, QUAN SÁT, HỐI TIẾC, SÁNG SUỐT, WORKSHOP
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
8 CÁCH ĐỂ QUẢN LÍ MÂU THUẪN
Theo tiếng
Latin, từ conflict resolution (giải quyết mâu thuẫn) có nghĩa là nhận ra cốt lõi
của điều tạo ra mâu thuẫn. Cách chính
xác để giải quyết mâu thuẫn là nhận ra tận gốc điều sinh ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn
được ví như tảng băng, 90% chìm bên dưới và chỉ có 10% là nhìn thấy. Để đối phó với mâu thuẫn, ta phải
biết sâu bên trong con người ta là ai.
Dưới đây
là một số kĩ năng giải quyết mâu thuẫn mà bạn có thể thử nghiệm:
1 1. Giao
tiếp rõ ràng
Đừng chừa chỗ cho các giả định, phỏng
đoán. Hãy nói ra các nhu cầu và mong ước của bạn theo một cung cách hiệu quả và
tôn trọng.
2 2. Suy
nghiệm nội tâm
Hiểu
bản thân là một môn học rất sâu sắc, và các bài học có thể kéo dài cả đời. Ngẫm
và kiểm tra xem điều gì thực sự đang diễn ra bên trong bạn trước khi bạn chỉ
tay vào người khác.
3 3. Cân
nhắc cái giá phải trả cho mâu thuẫn
Trước
khi tiến hành bất cứ bước nào, cần thiết cân nhắc cái giá phải trả cho mâu thuẫn.
Nếu ta thấy rõ cái được và cái mất thì ta sẽ biết nên xử trí thế nào.
4 4. Tạo
dựng nền tảng sức mạnh
Việc
hợp tác giải quyết mâu thuẫn sẽ giúp khai thác sức mạnh phối hợp để đem lại lợi
ích cho cả hai bên và thiết lập một môi trường tôn trọng lẫn nhau.
5 5. Khi
nói, hãy nói từ quan điểm “Tôi”
Khẳng
định “Tôi” thể hiện bạn nhận trách nhiệm cho suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của
mình. Tránh xa những lời trách móc, đổ
thừa, bạn chỉ bày tỏ những gì bạn thấy, nghe, nghĩ và cảm nhận.
Hãy
thử nói “Tôi cảm thấy nản lòng vì không được nói hết ý của mình” thay vì “Lần nào
các anh chị cũng đều liên tục ngắt lời tôi”, rồi nói ra điều bạn cần bằng những
từ ngữ rõ ràng, cụ thể và tích cực. Chẳng hạn như “Tôi nghĩ điều quan trọng là
cả bai bên cần lắng nghe nhau trọn vẹn, tôi đề nghị chúng ta hãy đảm bảo mỗi bên
đều có cơ hội nói mà không bị ngắt lời.”
6 6. Chuyển
từ phán xét thành tìm hiểu
Nếu
tiếp cận mâu thuẫn với thái độ phán xét người khác hoặc bản thân mình thì chúng
ta sẽ khó mà cộng tác với nhau. Suy nghĩ phán xét ngụ ý rằng người này đúng, còn
người kia sai.
Thái
độ thích tìm hiểu sẽ giúp ta biết lắng nghe quan điểm của nhau với sự cởi mở và
tôn trọng mọi sự khác biệt. Chẳng ai trong chúng ta là vấn đề cả, mà chính những
sự bất đồng hay những chuyện chưa giải quyết được mới là vấn đề. Do vậy, chúng
ta cần đoàn kết với nhau để xử lí “kẻ thù” chung.
7 7. Chuyển
từ tự vệ và hiếu chiến sang đồng cảm và quyết đoán
Bầu
không khí tự vệ, hay hiếu chiến chỉ gia tăng thêm mâu thuẫn. Khi ta áp dụng cách
tiếp cận đồng cảm và quyết đoán, ta dễ tạo ra bầu không khí cộng tác và trước
tiên tập trung nhận ra những điều thực sự sinh ra mâu thuẫn. Khi ta nhìn vào vấn
đề một cách khách quan, ta tập trung vào việc cần giải quyết hơn là con người.
Tiêu điểm của ta chuyển từ trách cứ sang hiểu người kia hơn.
8 8. Chuyển
từ thắng
– thua sang cùng thắng
Hãy
ngưng ngay kiểu suy nghĩ mưu mô đầy toan tính. Cần có sự chuyển dịch cả trong cách
nghĩ, nói năng và hành động. Cuối cùng thì phong thái của ta sẽ là sự kết hợp
giữa thái độ và hành vi.
Suy
nghĩ tạo ra thực tại. Tất cả mọi điều đều bắt đầu từ một ý nghĩ. Nếu ta nhận biết
rõ hơn những suy nghĩ và cảm giác của mình, ta sẽ bắt đầu hiểu quy trình làm việc
và cách quản lí tâm trí để tạo ra những kết quả tích cực. Từ đây, ta mới thực sự
hiểu bản thân và biết mình cần phải làm gì. Khi ta hiểu ta phải chịu trách nhiệm
80% cho cách người khác đối xử với mình thì ta sẽ chú ý tôn trọng mọi người nhiều
hơn, và rồi ta sẽ được tôn trọng.
Đã đến lúc…ôm chầm lấy mâu thuẫn.
Hãy nhớ rằng khi bạn kháng cự lại điều gì đó, nó sẽ ra sức kháng cự lại. Nếu bạn
không thể vượt lên mâu thuẫn, thì bài học ấy vẫn cứ quay trở đi trở lại cho đến
khi bạn thuộc làu thì thôi.
Trích từ cuốn sách Đầu tư cho tâm hồn, tác giả Aruna Ladva
CÓ PHẢI THÀNH CÔNG LÀ ‘NHIỀU THÊM NỮA’?
Ngày nay, một trong những từ thu hút được sự quan tâm nhiều nhất chính là THÀNH CÔNG. Inner Space trân trọng giới thiệu đến các bạn một bài viết của tác giả Mike George về chủ đề này.
Rất
nhiều người tin rằng thành công bằng với ‘Nhiều Thêm nữa’ bởi họ tin rằng thế
giới này là một chốn khan hiếm, rằng không có đủ cho tất cả mọi người sống sung
sướng… Điều này dẫn đến rằng anh phải giằng co vật lộn để mà tồn tại, và phải
tích cóp để mà giàu có. Có nghĩa là mục đích cuộc sống nghiêng về việc tồn tại
nhiều hơn. Nói về khía cạnh thỏa mãn cá nhân thì anh càng được nhiều, anh sẽ
càng thấy hạnh phúc. Chính vì vậy mà còn rất ít chỗ để chia sẻ với người khác
và con người ta đi đến chỗ giành giật với nhau không thương tiếc để có được phần
của mình. Ta có một niềm tin cố hữu rằng đời là một khu đất hoang mọc đầy bụi rậm
nơi chỉ có người mạnh nhất mới phát đạt nổi, và những ai thắng cuộc trong trò
chơi này sẽ được vỗ tay tán thưởng. Thế còn người khác thì sao? Khỏi phải nghi
ngờ vì sao trên đời lại có lắm lòng thù hận, tham lam, ghen ghét đố kị,
tham nhũng, đầu cơ tích trữ, thao túng, nghiện ngập, xung đột mâu thuẫn và đau
khổ đến thế!
Ngay cả
hệ thống giáo dục cũng được thiết kế để sản sinh ra những con người với nhân
cách và kĩ năng được định hình và phát triển để sản xuất, bán và tiêu thụ ‘nhiều
hơn nữa’.Sự phát triển kinh tế là thước đo thành công của một quốc gia. Thế
nhưng ta lại cứ tiếp tục lờ đi mối liên hệ giữa triết lí về ‘nhiều hơn nữa’ với
những đau khổ, lạm dụng và suy sụp với những cấp độ chưa từng thấy đang diễn ra
rộng khắp trong các mối quan hệ giữa con người với con người. Có những người
cho rằng vì ta có điện thoại nên giờ đây dễ dàng trao đổi liên lạc thông tin với
nhiều người ở nhiều nước hơn trước đây. Nhưng thông tin về cái gì? Những biểu
tượng điện tử ư? Những túi dữ liệu ư? Những thông tin nguội ư? Đó có thực sự là
giao tiếp hay không: có mang được hơi ấm con người trong đó hay không?
Ngày
nay, số người phát triển mối quan hệ mật thiết với những ‘đồ chơi công nghệ’
hơn là quan hệ với nhau ngày một gia tăng. Giao tiếp ảo có vẻ như an toàn hơn:
một chiếc máy tính anh bảo gì nó sẽ làm nấy và con người ta cảm thấy mình kiểm
soát được nhiều hơn. Họ sẽ không phải đối mặt với những thách thức khôn lường
thể nào cũng xảy ra trong quan hệ ‘thật’. Nhưng liệu có đủ không nếu chỉ chăm
chút nhau ở cấp độ trái tim, tâm trí và tinh thần?
Vậy thì thành công thực sự có nghĩa là gì? Ở cấp độ nào, trong hoàn cảnh nào và với những tiêu chí của ai? Nếu ta dừng lại ở câu hỏi này đủ lâu thì nó sẽ thách thức ta và mời mọc ta nhìn nhận lại và có thể là xem lại những giá trị cốt lõi của mình. Nghĩa là có thể ta phải thay đổi lối suy nghĩ của mình, thay đổi những mục tiêu đã đề ra và thay đổi những gì ta làm.
Trong
khoảnh khắc, hãy hình dung rằng từng phòng học trong các trường học trên khắp
thế giới dành ra một năm để thảo luận và bàn luận về cầu hỏi ‘Thành công là
gì?’ Hãy hình dung rằng con em chúng ta được khích lệ suy nghĩ thật sâu sắc về
những gì các em muốn vì lợi ích của chính mình trong cuộc sống. Không phải
là ngày nào cũng làm như vậy, mà là một chủ đề để thường xuyên trở lại và khám
phá. Các con em của chúng ta sẽ nói gì với chúng ta? Và liệu ta có đủ kiên nhẫn
và tin tưởng để lắng nghe và học hỏi từ chúng hay không? Thay vì áp đặt cho
chúng những niềm tin và định nghĩa mang tính kế thừa, liệu ta có đủ khiêm nhường
để khích lệ và khơi mở những thảo luận của chúng và lắng nghe những gì chúng
nói hay không? Hay là theo trực giác ta biết rõ rằng chúng sáng suốt hơn ta và
vì thế chúng sẽ thách thức những thói quen dễ chịu của ta? Liệu ta có sợ hãi nếu
như sự thông tuệ của chúng định nghĩa thành công nghĩa là sống giản dị hơn, ân
cần hơn, chu đáo hơn, quan tâm và chăm sóc hơn không? Liệu ta có thấy được truyền
cảm hứng hơn khi chúng định nghĩa thành công, không phải là thái độ tích lũy và
sở hữu vật chất, mà là một thái độ sống dâng tặng và với một cách tiếp cận mang
tính nhân văn hơn dựa trên các giá trị như tôn trọng, yêu thương, phục vụ, cũng
như liêm chính, thật thà và trung hậu không?
Nếu ta
cho mình thời gian để khám phá câu hỏi này, ta sẽ đi đến một kết luận công bằng
hiển nhiên rằng thành công không phải là một thứ vật chất: đó không phải là cái
có thể sở hữu được, mà là một trạng thái tinh thần.
Ta có thể gọi đó là sự mãn nguyện hay hạnh phúc, hay thậm chí bình yên. Đây chính là những biểu hiện sâu sắc và ý nghĩa nhất về thành công. Nếu đúng là như vậy, nghĩa là nếu niềm hạnh phúc và cảm giác mãn nguyện của ta phụ thuộc vào của cải sở hữu, những mối quan hệ đặc ân đặc quyền, hay địa vị xã hội, thì chúng sẽ biến mất khi những điều kiện đó biến mất. Mà ta thì đang sống trong một thế giới nơi mọi thứ đều có thể thay đổi ngay sáng ngày mai. Điều này xảy ra với rất nhiều người. Cuộc sống của ta về bản chất là sự hòa trộn giữa chiến thắng và thất bại, giữa được và mất: địa vị ngày một bất ổn trong bối cảnh nền kinh tế khôn lường và biến động. Ở cấp độ cảm xúc, con người xuất hiện trong đời ta nhưng một ngày kia lại đi đường của họ. Ở cấp độ tinh thần, những niềm tin, quan niệm và những điều đoan chắc mà ta đã xây dựng và nuôi dưỡng gần như suốt cả cuộc đời có thể bị những kinh nghiệm và khám phá mới đặt nghi vấn. Vậy còn thành công thì sao?
MIKE GEORGE
Inner Space chuyển ngữ
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TỪ TRÁI TIM GIẢI PHẪU MỘT CUỘC TRANH CÃI |