Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

8 CÁCH ĐỂ QUẢN LÍ MÂU THUẪN

8 CÁCH ĐỂ QUẢN LÍ MÂU THUẪN

Theo tiếng Latin, từ conflict resolution (giải quyết mâu thuẫn) có nghĩa là nhận ra cốt lõi của điều tạo ra mâu thuẫn. Cách chính xác để giải quyết mâu thuẫn là nhận ra tận gốc điều sinh ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn được ví như tảng băng, 90% chìm bên dưới và chỉ có 10% là nhìn thấy. Để đối phó với mâu thuẫn, ta phải biết sâu bên trong con người ta là ai.

Dưới đây là một số kĩ năng giải quyết mâu thuẫn mà bạn có thể thử nghiệm:

1    1. Giao tiếp rõ ràng
Đừng chừa chỗ cho các giả định, phỏng đoán. Hãy nói ra các nhu cầu và mong ước của bạn theo một cung cách hiệu quả và tôn trọng.

2    2. Suy nghiệm nội tâm
Hiểu bản thân là một môn học rất sâu sắc, và các bài học có thể kéo dài cả đời. Ngẫm và kiểm tra xem điều gì thực sự đang diễn ra bên trong bạn trước khi bạn chỉ tay vào người khác.

3    3. Cân nhắc cái giá phải trả cho mâu thuẫn
Trước khi tiến hành bất cứ bước nào, cần thiết cân nhắc cái giá phải trả cho mâu thuẫn. Nếu ta thấy rõ cái được và cái mất thì ta sẽ biết nên xử trí thế nào.

4    4. Tạo dựng nền tảng sức mạnh
Việc hợp tác giải quyết mâu thuẫn sẽ giúp khai thác sức mạnh phối hợp để đem lại lợi ích cho cả hai bên và thiết lập một môi trường tôn trọng lẫn nhau.

5    5. Khi nói, hãy nói từ quan điểm “Tôi”
Khẳng định “Tôi” thể hiện bạn nhận trách nhiệm cho suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của mình. Tránh  xa những lời trách móc, đổ thừa, bạn chỉ bày tỏ những gì bạn thấy, nghe, nghĩ và cảm nhận.

Hãy thử nói “Tôi cảm thấy nản lòng vì không được nói hết ý của mình” thay vì “Lần nào các anh chị cũng đều liên tục ngắt lời tôi”, rồi nói ra điều bạn cần bằng những từ ngữ rõ ràng, cụ thể và tích cực. Chẳng hạn như “Tôi nghĩ điều quan trọng là cả bai bên cần lắng nghe nhau trọn vẹn, tôi đề nghị chúng ta hãy đảm bảo mỗi bên đều có cơ hội nói mà không bị ngắt lời.”

6    6. Chuyển từ phán xét thành tìm hiểu
Nếu tiếp cận mâu thuẫn với thái độ phán xét người khác hoặc bản thân mình thì chúng ta sẽ khó mà cộng tác với nhau. Suy nghĩ phán xét ngụ ý rằng người này đúng, còn người kia sai.

Thái độ thích tìm hiểu sẽ giúp ta biết lắng nghe quan điểm của nhau với sự cởi mở và tôn trọng mọi sự khác biệt. Chẳng ai trong chúng ta là vấn đề cả, mà chính những sự bất đồng hay những chuyện chưa giải quyết được mới là vấn đề. Do vậy, chúng ta cần đoàn kết với nhau để xử lí “kẻ thù” chung.

7    7. Chuyển từ tự vệ và hiếu chiến sang đồng cảm và quyết đoán
Bầu không khí tự vệ, hay hiếu chiến chỉ gia tăng thêm mâu thuẫn. Khi ta áp dụng cách tiếp cận đồng cảmquyết đoán, ta dễ tạo ra bầu không khí cộng tác và trước tiên tập trung nhận ra những điều thực sự sinh ra mâu thuẫn. Khi ta nhìn vào vấn đề một cách khách quan, ta tập trung vào việc cần giải quyết hơn là con người. Tiêu điểm của ta chuyển từ trách cứ sang hiểu người kia hơn.

8    8. Chuyển từ thắng – thua sang cùng thắng
Hãy ngưng ngay kiểu suy nghĩ mưu mô đầy toan tính. Cần có sự chuyển dịch cả trong cách nghĩ, nói năng và hành động. Cuối cùng thì phong thái của ta sẽ là sự kết hợp giữa thái độ và hành vi.

Suy nghĩ tạo ra thực tại. Tất cả mọi điều đều bắt đầu từ một ý nghĩ. Nếu ta nhận biết rõ hơn những suy nghĩ và cảm giác của mình, ta sẽ bắt đầu hiểu quy trình làm việc và cách quản lí tâm trí để tạo ra những kết quả tích cực. Từ đây, ta mới thực sự hiểu bản thân và biết mình cần phải làm gì. Khi ta hiểu ta phải chịu trách nhiệm 80% cho cách người khác đối xử với mình thì ta sẽ chú ý tôn trọng mọi người nhiều hơn, và rồi ta sẽ được tôn trọng.

Đã đến lúc…ôm chầm lấy mâu thuẫn. Hãy nhớ rằng khi bạn kháng cự lại điều gì đó, nó sẽ ra sức kháng cự lại. Nếu bạn không thể vượt lên mâu thuẫn, thì bài học ấy vẫn cứ quay trở đi trở lại cho đến khi bạn thuộc làu thì thôi.

Trích từ cuốn sách Đầu tư cho tâm hồn, tác giả Aruna Ladva


NHỮNG BÀI VIẾT KHÁC CỦA TÁC GIẢ ARUNA LADVA:


CUỘC SỐNG KHÔNG PHẢI LÀ CUỘC ĐUA

0 nhận xét :

Đăng nhận xét