Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

7 ẢO TƯỞNG TÌNH YÊU

 7 ẢO TƯỞNG TÌNH YÊU

Nói về tình yêu chính là nói về con người thật sự của bạn. “Sống” yêu thương nghĩa là “là chính mình”. “Hành động” yêu thương là bộc lộ, thể hiện con người thật sự của bạn sao cho phù hợp với tình huống, hoàn cảnh bạn đang hiện diện trong đó và cũng tùy theo đối tượng bạn gặp. Không có nhiều “kiểu” yêu thương, chỉ có một tình yêu thương duy nhất nhưng tình yêu thương lại mang nhiều hình thái biểu hiện khác nhau khi tình thương đi vào trong ta và đi ra ngoài thế giới.


… Hãy yêu cầu cả một căn phòng đông người đưa ra định nghĩa về tình yêu thương, và dường như với bao nhiêu người hiện diện trong phòng thì bạn sẽ thu thập được bấy nhiêu ý kiến. Có lẽ yêu thương là một trong những từ được sử dụng thường xuyên nhất, bị lạm dụng nhất và bị sử dụng theo cách sai nhiều nhất. Đây là lý do vì sao trong khi chúng ta có thể dễ dàng “nói về tình yêu” nhưng khó “sống với tình yêu” Nguyên nhân chính khiến ta vẫn còn hiểu mơ hồ về tình yêu và khó sống thật với điều mình biết không chỉ bởi sự khó hiểu về mặt từ ngữ, ý tưởng và khái niệm, mà còn hơn thế nữa, lý do chung đó là sự đánh mất nhân dạng đúng về bản thân và nhận thức thật về bản thân. Hoặc chính xác hơn, chúng ta có khuynh hướng đồng hóa mình với điều vốn không phải là mình.

… Thật sự chỉ có một rào cản trong việc tái khám phá và nhận ra viên ngọc quý trong chiếc vương miện tâm hồn con người – viên ngọc yêu thương – đó là “bạn đồng hành xa xưa nhất và… thân thương nhất của mỗi chúng ta, là “cái tôi” – một cái tôi giả tạo được vun đắp từ những điều giả tạm bên ngoài. Khi đã hiểu về cái tôi này, bạn bắt đầu hiểu thấu hầu hết mọi điều. Tuy nhiên, hiểu biết ấy chỉ có thể đạt được khi bạn biết mình đã tạo ra cái tôi trong bản thân như thế nào.

… Nếu bạn đã có sẵn một “túi” các khái niệm đã học hỏi, tích cóp được về cái tôi để “giắt lưng”, tôi đề nghị rằng bạn hãy chất chúng lên “khoang chứa tạm thời” và nhét chúng vào “tủ chứa ý thức” của bạn. Những người như Sigmund Freud và Carl Jung đẻ lại cho chúng ta di sản nghiên cứu tuyệt vời, bao gồm các khái niệm của họ về cái tôi (ego), siêu ngã (superego) và xung động bản năng (id)… Những tư tưởng của họ làm cơ sở cho nhiều trường phái tâm lý học và tâm thần học. Nhưng bạn không cần phải biết tất cả những điều đó vì có thể chúng sẽ ngăn trở bạn. Khi chúng ta tìm hiều về cái tôi, tôi đề nghị rằng bạn đừng tin vào từ ngữ bạn đọc được. Đừng tin, mà hãy hiểu những gì tôi mô tả cho bản thân bạn, trong bản thân bạn, về bản thân bạn. Tôi biết bạn có thể làm vậy, chỉ tùy thuộc vào việc bạn thích thú như thế nào thôi, và bạn sẵn sang dành cho mình thời gian để suy ngẫm, chiêm nghiệm và thiền định đến đâu. Khi bạn “nhìn ra cho chính mình” thay vì chỉ tin vào lời người khác, bạn sẽ tự chủ hơn đối với cuộc đời mình. Một lần nữa, bạn lại làm chủ ý thức của mình. Nên là như vậy.




0 nhận xét :

Đăng nhận xét