KHÁCH MỜI TẠI TRUNG TÂM INNER SPACE HÀ NỘI
Là nhân viên chuyên trách thuộc Bộ các vấn đề thanh niên và việc làm của chính phủ Úc, bà được Toàn quyền Úc trao tặng danh hiệu “Thẩm phán vì hòa bình” cho các hoạt động phục vụ cộng đồng.
Bà từng giảng dạy tại Trung tâm nghiên cứu hành vi con người, Đại học Hongkong và được thỉnh giảng tại nhiều nước như Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Cam-pu-chia, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Philipine, Việt Nam,...
Bà đã giảng dạy khóa học Four Faces of Women – khám phá vẻ đẹp và sức mạnh bên trong của người phụ nữ tại các quốc gia Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada và là diễn giả tại các hội thảo ở Cam-pu-chia, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Philipine, Việt Nam, Hongkong,… Bà cũng là một trong những sáng lập viên của Chương trình giáo dục các giá trị sống tại Vietnam and Cam-pu-chia.
Bà có hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và trải nghiệm trong lĩnh vực Tư duy Tích cực, Giá trị Sống, Quản lí Giận dữ, Lãnh đạo Nội tâm, Nhận thức Bản thân,... tại nhiều nước trên thế giới.
Bà là diễn giả chính tại nhiều cuộc hội thảo ở Châu Á và rất nhiều buổi nói chuyện tại Việt Nam tại các tổ chức như ĐSQ Ấn Độ, ĐSQ Campuchia, FPT, Bệnh viện tâm thần tp. Hồ Chí Minh …
Bà là diễn giả thân thuộc với người Việt Nam qua hơn trăm chương trình Quà tặng Cuộc sống phát sóng hàng tuần trên VTV2, chương trình Người đương thời VTV1, chương trình Việt Nam và tôi,... cùng hàng trăm các chương trình đào tạo và tập huấn thường xuyên tại Trung tâm Giá trị Sống và Inner Space cũng như các khoá huấn luyện dài ngày cho các nhóm làm công tác giáo dục, đội ngũ nhân viên UNICEF, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập Đỏ,…
Bà còn là tác giả cuốn sách “Lăng kính Tâm hồn” – First News phát hành, “Tư duy Tích cực” – First News phát hành; đồng tác giả cuốn sách Giá trị Sống dành cho Thanh niên Cai nghiện đã xuất bản tại Việt Nam
Bà là thành viên tích cực của Hiệp hội Phát triển Con người và Mạng lưới Thiền định vì Hoà bình. Bà là chuyên gia đào tạo (trainer of trainer) các tập huấn viên, các nhà quản lý và điều hành từ các tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực môi trường, giáo dục, hoà bình, và quyền trẻ em.
Ông Ramasamy Jothirajah từ Malaysia - chuyên gia về khám phá và quản lý bản thân, từng diễn thuyết tại nhiều nước như Malaysia, Srilanka, Úc,...Ông đã giúp mọi người ở nhiều độ tuổi nhận ra giá trị tiềm ẩn bên trong họ và từ đó hướng đến con đường phát triển bản thân bền vững. Ông là một diễn giả có óc hài hước và một tinh thần vững chãi.Những buổi nói chuyện của ông mang lại cho mọi người những khoảnh khắc thư giãn và lắng đọng tuyệt vời.
Raymond Fulgar là nhạc sĩ người Philipin. Ông chơi tốt nhiều loại nhạc cụ khác nhau như guitar, đàn harp, bộ gõ,... và đặc biệt là đàn sitar, cây đàn cổ xưa của Ấn độ.Ông có nhiều năm làm việc tại Trung Quốc với những nhạc sĩ hàng đầu của Trung Quốc và Ấn độ. Nổi tiếng là người duy nhất có thể chơi các bản nhạc Beatles trên đàn Sitar, ông được thời báo Global times tại Trung Quốc gọi tên là Người hùng Sitar.
Ông từng chơi nhạc cho Đại sứ quán Ấn độ và từng biểu diễn đàn Sitar trước thủ tướng Ấn độ và đại sứ của các nước.
Các tác phẩm của ông đầy ắp sự hài hoà, kết nối giữa thiên nhiên, vạn vật và cuộc sống.
Ông đã ra mắt 2 đĩa đơn được yêu thích là Eight Petals of Eternal Dawn và Cosmos.
Charles Hogg lớn lên ở Melbourne và học chuyên ngành Kiến trúc tại trường Đại học Melbourne. Sau đó, ông chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu con người và triết lí sống. Chứng kiến cảnh thế giới ngày càng phải chịu nhiều thách thức do lo lắng, căng thẳng và trầm cảm, với tấm lòng quan tâm giúp đỡ mọi người, ông đã quyết định đóng góp cho xã hội trong lĩnh vực phát triển bản thân. Ông nhanh chóng trở thành một diễn giả được nhiều người yêu mến. Ông được mời tới những buổi nói chuyện với các đối tượng khác nhau như bác sĩ, nhân viên y tế, các nhà quản lí, lãnh đạo và công chúng,… Charles Hogg hiện đang sống tại Sydney và thường xuyên nói chuyện tại các diễn đàn, hội thảo, retreat và hội nghị chuyên đề tại hơn 60 quốc gia.
Một vài hoạt động nổi bật:
1986: Giám đốc dự án “Triệu phút Bình an” tại Úc. Tham dự chặng cuối của Dự án toàn cầu tại New York và đã trình bày báo cáo dự án với Tổng Thư kí Liên Hợp Quốc.
1988: Giám đốc dự án “Hợp tác toàn cầu vì một thế giới tốt đẹp hơn” tại Úc.
1989 – 1994: Diễn thuyết vòng quanh Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ, Caribe, Bắc Phi và Nam Phi.
2000: Thành viên Ban tổ chức Dự án Ngôi nhà Hòa bình tại Thế vận hội Olympic, Sydney.
2006: Điều phối viên chương trình retreat dành cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới tại Sydney.
2008 – nay: Tiếp tục diễn thuyết tại các nước trên thế giới.
TIẾN SỸ ĐẶNG KIM NHUNG
Tiến sỹ Đặng Kim Nhung, nguyên trưởng Bộ môn Kinh tế Đầu tư trường ĐH.KTQD; Nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại Học Thăng Long, người được đào tạo nhiều năm ở nước ngoài với kiến thức liên ngành: Toán cơ, kinh tế, xã hội, nhân văn và tinh thần học. 27 công trình được công bố trên những tâp san có uy tín về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tinh thần học. Tác phẩm mới nhất của bà là tác phẩm “Năng lượng Tình thương” xuất bản 2010 tái bản 2011 đã được những bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận.
Với chủ đề “Chìa khóa hạnh phúc” diễn giả muốn cùng chúng ta cùng tìm ra chiếc chìa khóa vàng này và mở ra kho báu hạnh phúc của chính ta.
Có vẻ như cách duy nhất để tồn tại và phát triển được trong một thế giới cạnh tranh và đầy khốc liệt là dùng thế lực và sức mạnh để sống. Có vẻ như chỉ có ‘kẻ huênh hoang’ mới sống được trên đời, chỉ có kẻ to giọng nhất mới được lắng nghe, chỉ có chiếc bản lề cọt kẹt nhất mới được bôi dầu! Có người nói rằng chớ gõ nhè nhẹ vào cánh cửa cuộc đời, mà hãy đập cửa thật mạnh để người ta biết rằng bạn hiện diện.
Thế nhưng liệu vũ lực có phải là cách tốt nhất không? Còn có một cách khác, cách nhẹ nhàng hơn mà hiệu quả hơn, là dùng Uy lực. Nhưng điều này đòi hỏi sự kết hợp giữa nhận thức và trí thông minh, những điều mà hiếm khi ta được học ở trường đời, và thường chẳng bao giờ được dạy ở trường học
Christine Westbury làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa, và hiện giờ là chuyên viên nghiên cứu về trẻ khuyết tật ở viện nhi Royal tại Melbourne, Úc.
Với 24 năm kinh nghiệm thực hành và dạy thiền định, bà quan tâm đến việc sử dụng sức mạnh tâm trí để đem đến bình an và hạnh phúc cho những người xung quanh cũng như cho những tình huống căng thẳng, khó khăn. Nhờ áp dụng những phương pháp thực tập thiết thực trong thiền định, bà đã thu được những kết quả khả quan ở cả nơi làm việc lẫn tại gia đình.
Can đảm là nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi và nói rằng: "Hãy tránh sang một bên, tôi có việc cần làm". Có một qui luật kỳ diệu là khi có lòng can đảm, sự nhiệt tình và lòng hứng khởi thì bạn chắc chắn sẽ thành công. Khi bạn tiến một bước can đảm, bạn sẽ nhận được cả ngàn bước hồi đáp.
Ngày nay, mọi người thường hay phân biệt "bạn hữu" với "kẻ thù", "người tốt" với "người xấu" nhưng thật ra, không một ai trên đời là kẻ thù của ta và ta cũng đâu cần phải cạnh tranh với ai. Nghệ thuật hợp tác bắt đầu bằng một thái độ tích cực và được nuôi dưỡng, phát triển bằng việc chung tay góp sức vì điều tốt đẹp hơn, lớn lao hơn cho cả hai bên.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét