Được học 'sống tích cực' ở đây, chị Oanh nhận ra mọi việc đều có thể giải quyết bằng sự tĩnh tại, không phải hét lên cho người khác hiểu.
Nằm trong một con hẻm ở quận Tây Hồ, không gian của "Lớp học bình an nội tâm" như một ốc đảo với tiếng suối chảy róc rách, đường vào trải đầy cây xanh. Trong hương thơm của hoa cùng tiếng nhạc dịu nhẹ, chị Lê Thanh Thùy (41 tuổi) ra mời khách thưởng thức cốc trà sữa tự pha.
"Khi những thách thức chúng ta gặp lớn hơn sức mạnh nội tại đang có, stress sẽ kéo đến. Những người bị stress tới đây được giải tỏa bằng những khóa học như chiến thắng giận dữ, nghệ thuật lắng nghe, sống tích cực...", chị Thùy - một người hướng dẫn lâu năm ở đây - giới thiệu về lớp học này.
Chị Trịnh Thị Thu Hà (50 tuổi, quận Đống Đa, giám đốc một công ty dược) chưa bỏ sót một khóa học nào từ năm 2012 đến nay. Một thời, vì đặc thù công việc, nửa đêm vẫn phải đi làm, chị như vỡ tung vì áp lực. Nhưng chỉ sau buổi học đầu tiên, chị đã nhìn mọi thứ với suy nghĩ nhẹ nhàng hơn.
Chị hiểu ra khi tập trung tìm giải pháp cho công việc, không cần phải căng thẳng với nhân viên. Khi sếp bình an, cân bằng, nhân viên cũng cảm thấy như thế, mọi công việc đều được giải quyết nhanh gấp nhiều lần.
Trước đây chồng chị đi làm về chỉ quan tâm đến công việc. Một ngày vợ chồng mâu thuẫn, thay vì nổi xung với chồng, chị gửi cho anh một tin nhắn "em xin lỗi những gì đã làm sai. Nhưng anh là người rất thông minh, rất chủ động trong công việc, vậy cũng hãy chủ động gần gũi gia đình".
Hôm sau, chị về đã thấy chồng ngồi chơi với các con và nấu sẵn bữa ăn cho gia đình. "Đó là thành công lớn nhất mà tôi có được nhờ khóa học 'Chiến thắng giận dữ'. Mấu chốt ở đây là bạn có thể hóa giải mọi thứ chỉ bằng thái độ khi nói, chứ không phải nói câu gì. Khi thái độ dịu dàng, người khác sẽ cảm nhận được và có xu hướng lắng nghe", chị Hà nói.
Sau vài khóa học, chị xin làm tình nguyện viên trung tâm, hỗ trợ người hướng dẫn.
Cũng là một tình nguyện viên lâu năm ở đây, chị Nguyễn Vũ Diệu Oanh - nhân viên tài chính tại một tập đoàn phi chính phủ - từng hối tiếc vì khi làm quản lý đã áp đặt suy nghĩ của mình lên người xung quanh, luôn muốn mọi thứ thuộc kiểm soát của mình.
Trải qua khóa học "Sống tích cực", đối với chị Oanh (40 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội), mọi việc đều có thể giải quyết bằng sự điềm tĩnh, không cần hét lên thì người khác mới hiểu mình. Bài học "khi ta thay đổi, thế giới thay đổi" được chị áp dụng từng giây, từng phút.
"Thay vì 'Tại sao anh không làm theo ý tôi để dẫn đến sai sót?' Tôi chủ động chậm lại một chút, hướng dẫn cụ thể hơn, không chán chường. Nhờ vậy, công việc được hoàn tất trong sự hợp tác, thấu hiểu và hài lòng", chị chia sẻ.
15 năm qua, hàng nghìn học viên như chị Hà, chị Diệu Oanh đã tìm đến nơi này vì muốn hoàn thiện bản thân, tìm kỹ năng hóa giải mâu thuẫn hay chỉ đơn giản học cách làm cha mẹ tích cực...
Chị Thùy cho biết Trung tâm có hơn 10 người hướng dẫn như chị và hơn 20 tình nguyện viên, không ít trong số họ là giám đốc, nhân sự cấp cao của các công ty, hoặc có địa vị trong xã hội như bác sĩ, giảng viên.... Tại đây, họ đóng góp tài chính, thời gian, công sức để duy trì hoạt động của lớp, đồng thời thực hành lại những điều chính mình đã học được.
Mỗi người hướng dẫn có cách truyền đạt khác nhau để biến lý thuyết trở nên dễ tiếp thu, thường là kết hợp với trải nghiệm của chính mình. Mỗi khóa học như vậy kéo dài 1-8 buổi, mỗi buổi 2 tiếng và đều đặn mỗi tuần.
Chăm sóc Trung tâm cho sạch đẹp cũng là một trong những hoạt động chủ đạo để "sạc pin cho tâm hồn". Không phân biệt địa vị, giàu nghèo, các tình nguyện viên khi đến đây đều vui vẻ, cần mẫn lau dọn, quét rác, chăm cây....
Cũng như nhiều học viên khác, chị Đinh Thu Hương (33 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) - nhân sự cấp cao tại một tập đoàn lớn về vui chơi, nghỉ dưỡng - cảm nhận được sự thanh thản trong tâm hồn sau khi trải nghiệm khóa thiền mở mắt ở đây.
"Khi thiền mở mắt, bạn không cần tư thế nhất định hay các nghi thức, vẫn có thể khai mở tâm trí và khai thác sức mạnh của nó", chị chia sẻ.
"Làm gì không quan trọng, quan trọng là mỗi việc làm của học viên đều trong trạng thái bình an, hạnh phúc. Chỉ cần như vậy, khi bước ra khỏi lớp, họ có thể áp dụng trong mọi việc hàng ngày, dù đơn giản là đang lái xe trên đường hay cả khi đứng trước mọi điều khó khăn trong cuộc sống...", chị Thùy nói.
Nằm trong một con hẻm ở quận Tây Hồ, không gian của "Lớp học bình an nội tâm" như một ốc đảo với tiếng suối chảy róc rách, đường vào trải đầy cây xanh. Trong hương thơm của hoa cùng tiếng nhạc dịu nhẹ, chị Lê Thanh Thùy (41 tuổi) ra mời khách thưởng thức cốc trà sữa tự pha.
Không gian của lớp học bình an (thành viên của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) làm người ngoài ngạc nhiên khi mở cổng nhỏ bước vào. |
>>> Xem Mục đích và tôn chỉ hoạt động tại Trung Tâm InnerSpaceLát sau, chị sắp xếp ngay ngắn nệm ngồi, phủi bụi rèm rồi hé cửa để ánh nắng len lỏi vào phòng. Học viên đến đủ rồi chọn tư thế ngồi thoải mái nhất. Như thường lệ, mọi người rút một tấm thẻ chứa thông điệp bí mật. Chị Thùy cũng rút một tấm rồi đọc chậm rãi: "hạnh phúc là khi trái tim tràn đầy hân hoan và tâm hồn hoàn toàn nhẹ nhàng, tự do..." để bắt đầu buổi học "Chiến thắng giận dữ".
Trung Tâm InnerSpace - Thường xuyên tổ chức khóa học không thu phí |
"Khi những thách thức chúng ta gặp lớn hơn sức mạnh nội tại đang có, stress sẽ kéo đến. Những người bị stress tới đây được giải tỏa bằng những khóa học như chiến thắng giận dữ, nghệ thuật lắng nghe, sống tích cực...", chị Thùy - một người hướng dẫn lâu năm ở đây - giới thiệu về lớp học này.
Chị Trịnh Thị Thu Hà (50 tuổi, quận Đống Đa, giám đốc một công ty dược) chưa bỏ sót một khóa học nào từ năm 2012 đến nay. Một thời, vì đặc thù công việc, nửa đêm vẫn phải đi làm, chị như vỡ tung vì áp lực. Nhưng chỉ sau buổi học đầu tiên, chị đã nhìn mọi thứ với suy nghĩ nhẹ nhàng hơn.
Chị hiểu ra khi tập trung tìm giải pháp cho công việc, không cần phải căng thẳng với nhân viên. Khi sếp bình an, cân bằng, nhân viên cũng cảm thấy như thế, mọi công việc đều được giải quyết nhanh gấp nhiều lần.
Trước đây chồng chị đi làm về chỉ quan tâm đến công việc. Một ngày vợ chồng mâu thuẫn, thay vì nổi xung với chồng, chị gửi cho anh một tin nhắn "em xin lỗi những gì đã làm sai. Nhưng anh là người rất thông minh, rất chủ động trong công việc, vậy cũng hãy chủ động gần gũi gia đình".
Hôm sau, chị về đã thấy chồng ngồi chơi với các con và nấu sẵn bữa ăn cho gia đình. "Đó là thành công lớn nhất mà tôi có được nhờ khóa học 'Chiến thắng giận dữ'. Mấu chốt ở đây là bạn có thể hóa giải mọi thứ chỉ bằng thái độ khi nói, chứ không phải nói câu gì. Khi thái độ dịu dàng, người khác sẽ cảm nhận được và có xu hướng lắng nghe", chị Hà nói.
Sau vài khóa học, chị xin làm tình nguyện viên trung tâm, hỗ trợ người hướng dẫn.
Nụ cười, niềm tin tươi mới về bản thân |
Cũng là một tình nguyện viên lâu năm ở đây, chị Nguyễn Vũ Diệu Oanh - nhân viên tài chính tại một tập đoàn phi chính phủ - từng hối tiếc vì khi làm quản lý đã áp đặt suy nghĩ của mình lên người xung quanh, luôn muốn mọi thứ thuộc kiểm soát của mình.
Trải qua khóa học "Sống tích cực", đối với chị Oanh (40 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội), mọi việc đều có thể giải quyết bằng sự điềm tĩnh, không cần hét lên thì người khác mới hiểu mình. Bài học "khi ta thay đổi, thế giới thay đổi" được chị áp dụng từng giây, từng phút.
"Thay vì 'Tại sao anh không làm theo ý tôi để dẫn đến sai sót?' Tôi chủ động chậm lại một chút, hướng dẫn cụ thể hơn, không chán chường. Nhờ vậy, công việc được hoàn tất trong sự hợp tác, thấu hiểu và hài lòng", chị chia sẻ.
Cách giải stress đôi khi chỉ là việc học viên được vẽ linh tinh lên giấy. |
15 năm qua, hàng nghìn học viên như chị Hà, chị Diệu Oanh đã tìm đến nơi này vì muốn hoàn thiện bản thân, tìm kỹ năng hóa giải mâu thuẫn hay chỉ đơn giản học cách làm cha mẹ tích cực...
Chị Thùy cho biết Trung tâm có hơn 10 người hướng dẫn như chị và hơn 20 tình nguyện viên, không ít trong số họ là giám đốc, nhân sự cấp cao của các công ty, hoặc có địa vị trong xã hội như bác sĩ, giảng viên.... Tại đây, họ đóng góp tài chính, thời gian, công sức để duy trì hoạt động của lớp, đồng thời thực hành lại những điều chính mình đã học được.
Mỗi người hướng dẫn có cách truyền đạt khác nhau để biến lý thuyết trở nên dễ tiếp thu, thường là kết hợp với trải nghiệm của chính mình. Mỗi khóa học như vậy kéo dài 1-8 buổi, mỗi buổi 2 tiếng và đều đặn mỗi tuần.
Chăm sóc Trung tâm cho sạch đẹp cũng là một trong những hoạt động chủ đạo để "sạc pin cho tâm hồn". Không phân biệt địa vị, giàu nghèo, các tình nguyện viên khi đến đây đều vui vẻ, cần mẫn lau dọn, quét rác, chăm cây....
Toàn bộ các khóa học đều miễn phí, một số buổi có người nước ngoài hướng dẫn. |
Cũng như nhiều học viên khác, chị Đinh Thu Hương (33 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) - nhân sự cấp cao tại một tập đoàn lớn về vui chơi, nghỉ dưỡng - cảm nhận được sự thanh thản trong tâm hồn sau khi trải nghiệm khóa thiền mở mắt ở đây.
"Khi thiền mở mắt, bạn không cần tư thế nhất định hay các nghi thức, vẫn có thể khai mở tâm trí và khai thác sức mạnh của nó", chị chia sẻ.
"Làm gì không quan trọng, quan trọng là mỗi việc làm của học viên đều trong trạng thái bình an, hạnh phúc. Chỉ cần như vậy, khi bước ra khỏi lớp, họ có thể áp dụng trong mọi việc hàng ngày, dù đơn giản là đang lái xe trên đường hay cả khi đứng trước mọi điều khó khăn trong cuộc sống...", chị Thùy nói.
Trọng Nghĩa
Theo bài viết đăng trên báo VNEXPRESS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét